IPP2 đang thực hiện các hoạt động hợp tác đổi mới sáng tạo nhằm tìm kiếm thêm nguồn hỗ trợ cần thiết cho các tiểu dự án do IPP2 tài trợ và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam thông qua chia sẻ thông tin và tăng cường các hoạt động chung cho các chủ thể trong hệ sinh thái.
Một số hoạt động thúc đẩy hợp tác do IPP2 khởi xướng và hỗ trợ:
- Mạng lưới Đối tác Đổi mới sáng tạo dành cho các đơn vị hỗ trợ đổi mới sáng tạo đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm các đối tác phát triển (World Bank, SECO EP., UNICEF, UNIDO), các tổ chức quốc tế độc lập (British Council, SNV, SPARK, JICA), các đại sứ quán (Israel, Hà Lan, Mỹ và Canada), các cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam (NATEC/MOST, NATIF/MOST, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM và Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (FPT Ventures, VIIP, FIRST, BIPP, MBI/ADB), các vườn ươm/tăng tốc/không gian làm việc chung (TOPICA, LOTUS, HATCH, Vietnam Silicon Valley, SIHUB, DNES) v.v… Chương trình tăng tốc chung đầu tiên do ba thành viên chính của Mạng lưới Đối tác Đổi mới Sáng tạo (IPP2, MBI/ADB và SECO EP.) cùng hỗ trợ và do iAngel Network (một tiểu dự án của IPP2) triển khai thực hiện đã đạt được thành công lớn ngoài dự tính. Đây được xem là đơn vị tăng tốc lớn nhất tại Việt Nam với 300 hồ sơ, gần 60 doanh nghiệp khởi nghiệp đã được tăng tốc, 25 doanh nghiệp khởi nghiệp đã tốt nghiệp và thu hút được sự tham gia của những nhà đầu tư, chuyên gia cố vấn, chuyên gia tư vấn về ĐMST và các đơn vị cung cấp dịch vụ khởi nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam.
- Tổ chức các đoàn đại biểu Việt Nam tham dự những sự kiện khởi nghiệp lớn như Slush Phần Lan 2015-2016 và Slush Singapore 2016. Tại sự kiện Slush, phái đoàn đã thiết lập được các mối liên hệ và quan hệ đối tác thương mại chiến lược với các đối tác Phần Lan và quốc tế.
- Đợt đồng kêu gọi nộp hồ sơ xin tài trợ dành các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan của Tekes and NATIF (IPP2 là đơn vị hỗ trợ). Đây là một trong những sáng kiến thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Phần Lan.
- Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo điện tử (ePlatform). Với nhiệm vụ thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, nền tảng này được kỳ vọng sẽ là xương sống cho hệ sinh thái khởi nghiệp kết nối điện tử và trực quan. Giải pháp này sử dụng hạ tầng công nghệ điện toán đám mây nhằm thu thập, duy trì, phân phối, trưng bày và sử dụng các thông tin về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam theo thời gian thực nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các thành phần của hệ sinh thái.
- Hợp tác với 11 trường đại học và cao đẳng trên khắp cả nước về đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Mạng lưới Hợp tác đổi mới sáng tạo ASEAN
Đây là một sáng kiến của IPP2 nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa các hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác về đổi mới sáng tạo giữa các nước ASEAN. Hội thảo đầu tiên của Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp ASEAN với chủ đề “Vai trò của các trường đại học trong việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 9 và 10 tháng 12/2015 với 60 đại biểu đến từ 07 quốc gia bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào. Sự kiện này đã mang tới một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực hiện nay cũng như rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp ở các nước. Tại hội thảo, ban điều phối mạng lưới đã được thành lập với các đại diện đến từ cả 07 nước. Nhiệm vụ tiếp theo của mạng lưới này là phát triển một chương trình hợp tác hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cả khu vực ASEAN.